Mở Cửa T2 - T7 8h00 - 21h00

Online

FreeShip

Đơn Hàng

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 0931229092

Mở Cửa T2 - T7 8h00 - 21h00

Online

FreeShip

Đơn Hàng

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 0931229092

Hệ thống truyền tin tức và các đơn vị đo khoảng cách thời xưa

Người đăng: Rom Corner | 26/08/2023

 

Thuở sơ khai, con người đã biết liên lạc với nhau bằng âm thanh. Đầu tiên là tiếng hú, sau khi phát hiện các vật thể phát ra âm thanh khi tác động vào thì người ta bắt đầu dùng tiếng gõ, tùy vào cường độ tiếng gõ mà người tiếp nhận hiểu được thông tin truyền tải, nhưng cũng chỉ 1 vài nội dung đơn giản.

Tuy nhiên, sự lan truyền âm thanh lại bị hạn chế về khoảng cách, mà phạm vi hoạt động của con người ngày một lớn hơn. Vươn xa tới tầm cỡ quốc gia. Nhu cầu truyền tải thông tin ngày càng xa, càng nhanh chóng nên đòi hỏi cấp thiết là phải thay đổi phương thức truyền tin. Các “phong hỏa đài” ra đời. Phong hỏa đài được nhắc đến trong chuyện nàng Bao Tự thời Đông Chu cách nay hơn 2500 năm. Đây là những đài cao được đắp bằng đất, bên trên có đặt các loại chất đốt để tạo lửa và khói, bố trí rải rác từ các vùng biên giới cho đến thành đô với một khoảng cách nhất định, để đài này có thể trông thấy khói của đài trước vào ban ngày và thấy lửa vào ban đêm.

Nước ta, vào thời Trịnh- Nguyễn phân tranh, Đàng Ngoài vẫn dùng phương thức này để truyền tin, đề phòng Đàng Trong tấn công bất ngờ.

Phong hỏa đài là một công trình mang tính quân sự, chỉ trong tình huống khẩn cấp như bị ngoại xâm mới nổi lửa Phong hỏa đài báo hiệu. Còn các loại như chiếu chỉ, lệnh truyền từ triều đình ban xuống, hay biểu chương, tấu nghị mà địa phương dâng lên người ta dùng phương thức khác. Đó là con người.

Thời Hy lạp cổ đại, có chuyện người chiến binh Hy Lạp chạy bộ từ ngôi làng Marathon về kinh đô Athena để báo tin chiến thắng với khoảng cách là 42,195 km, vừa đến nơi thì ngã gục và qua đời. Bây giờ, người ta lấy đó làm khoảng cách tiêu chuẩn của các cuộc thi Marathon.

Việt Nam ngày xưa, triều đình lập ra dịch trạm để vận chuyển thư tín và các công văn, giấy tờ quan trọng. Mỗi trạm cách nhau một khoảng nhất định, tùy theo địa hình mà bố trí số lượng phu trạm và ngựa trạm. Lính canh trạm luôn đảm bảo sẵn sàng hoạt động bất kể ngày đêm.

Không rõ dịch trạm thời Lê bố trí ra sao. Vào thời Nguyễn, trạm dịch được bố trí trải khắp chiều dài đất nước. Vào thời Thiệu Trị, từ Cao Bằng cho đến Hà Tiên có cả thảy 128 trạm. Trong đó phía Nam từ Thừa Thiên (điểm mốc là cửa Đông Nam 東南門 tức nay là cửa Thượng Tứ của Kinh thành Huế) vào đến Hà tiên là 77 trạm, phía Bắc (điểm mốc là cửa Tây Bắc 西北門 tức nay là cửa An Hòa) ra đến Cao Bằng là 51 trạm.

Trong các tư liệu lịch sử các nhà sử học chỉ nêu khoảng cách các trạm bằng đơn vị đo là “tầm” hay “lý”. Các dịch giả hiện đại cứ theo y như bản gốc chữ Hán mà dịch, hoặc để nguyên chữ tầm hoặc dịch chữ lý thành dặm mà không chú thích rõ ràng làm cho người đọc không biết khoảng cách thực hiện nay là bao nhiêu.

Trong mục Phàm lệ của sách “Hoàng Việt nhất thống địa dư chí” mục khoảng cách có đoạn viết (lược dịch, và để nguyên tên đơn vị đo) như sau:

” Theo phép đo đạc cổ: 1 bộ (步) là 5 xích (尺), 360 bộ là 1 lý (里) tương đương 1500 xích. Xích hiện nay so với xích cổ có dài hơn nên 1 bộ ước chừng 3 xích. Cho nên lấy 1080 xích là 216 tầm (寻), bằng 1 lý”. Thực là rắc rối. Trong các bản dịch để nguyên từ bộ và tầm, còn xích và lý thì chuyển thành thước và dặm.

Tra các trang trên mạng internet, thấy rằng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được về độ dài thực tính bằng mét của những đơn vị đo khoảng cách cổ này.

Thời nhà Nguyễn, để đo đạc, người ta dùng 3 loại thước khác nhau để đo gỗ, đo vải và đo ruộng đất. Thước đo ruộng đất dùng hệ thập phân, 10 分phân= 1 寸thốn, 10 thốn= 1尺 xích, 10 xích= 1杖 trượng.

Theo sách “Thoái Thực ký văn” (Trương Quốc Dụng) thì 135 trượng= 1 lý.

Trong đó, đơn vị chuẩn là xích (tạm dịch là thước) mà triều đình quy định để đo ruộng đất, gọi là “quan điền xích” 官田尺, thước đo ruộng. Mỗi thước có độ dài tiêu chuẩn là ~47cm.

Như vậy, ta có

10 xích= 1 trượng

135 trượng= 1 lý= 216 tầm.

Trong đó 1 trượng= 0,47m× 10= 4,7m.

1 lý= 4,7m× 135= 634,5m.

1 tầm= 634,5m÷ 216= 2,9375m~ 2,94m.

Với các số đo như trên, ta có thể ước lượng trung bình mỗi dịch trạm cách nhau khoảng 20 km. Những đoạn đường thuận lợi có thể dài hơn, những đoạn đồi núi chỉ trên 10 km. Thời gian chạy trạm được quy định tùy theo từng giai đoạn. Vào thời Gia Long quy định quãng đường từ Huế ra Thăng Long bình thường phu trạm đi hết 8 ngày 8 đêm. Khoảng cách từ Huế vào Gia Định được quy định tốc độ chạy trạm là 15 ngày. Khi có trường hợp khẩn cấp, thời gian có thể rút ngắn chỉ còn khoảng 2/3 số ngày quy định.

____________________________

Các bạn vừa tham khảo bài viết Hệ thống truyền tin tức và các đơn vị đo khoảng cách thời xưa, hãy sắm sửa cho mình những phụ kiện thời trang giá sốc tại Rơm Corner nhé!

Truy cập http://romcorner.com ngay

Địa chỉ: 28 Đại Lộ 3, P. Phước Bình, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Thảo luận về chủ đề này